Lông mày trẻ sơ sinh có vảy là triệu chứng của bệnh gì?

Hiện tượng lông mày trẻ sơ sinh có vảy là hiện tượng phần da của trẻ bị bong ở lông mày, ngoài ra có thể bong tróc thêm ở trán, trên má, da đầu, trên tai hoặc sau gáy. Nhiều mẹ băn khoăn rằng liệu da bong tróc có liên quan đến bệnh nào nguy hiểm hay không, bởi không những gây khó chịu, chúng còn gây mất thẩm mỹ. Vậy thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp cũng như giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này nhé!

Hiện tượng lông mày trẻ sơ sinh có vảy là bị gì?

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy là biểu hiện của triệu chứng viêm da tiết bã. Khi mắc hiện tượng này, phần da của bé sẽ dày hơn, đóng vảy màu vàng và bung ra. Hiện tượng này thường phổ biến khoảng 70% trẻ em 3 tháng tuổi. Trẻ em 1 tháng tuổi có tỉ lệ mắc bệnh này là 10%, và trẻ 1 – 2 tuổi có nguy cơ mắc bệnh là 7%.

lông mày trẻ sơ sinh có vảy
Viêm da tiết bã có thể xuất hiện nhiều nơi trên cơ thể như trán, đầu, tai, xung quanh cổ, nách,…

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy có nguy hiểm không?

Thông thường, tình trạng này không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé, không gây ngứa da cũng không truyền nhiễm và lây lan cho trẻ khác. Đa phần tình trạng này gặp ở trẻ 3 tháng tuổi và sẽ tự biến mất cho đến khi trẻ 1 tuổi. Do đó không cần thiết phải điều trị y tế. Trong vài trường hợp, các triệu chứng này sẽ giảm dần cho đến khi bé được 4 tuổi.

Làm sao để hết tình trạng lông mày có vảy ở trẻ sơ sinh?

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp để cải thiện tình trạng lông mày có vảy ở trẻ sơ sinh một cách an toàn tại nhà. Dưới đây là một số biện pháp hữu hiệu dành cho bạn:

Làm ẩm da bé

Bạn có thể làm ẩm da bé để loại bỏ lớp vảy trên da một cách dễ dàng hơn bằng các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu dừa hay dầu jojoba để thoa lên lông mày của bé. Ngoài ra bạn có thể thoa lên da bé các loại kem dưỡng ẩm lành tính để giúp cải thiện tình trạng này.

Các bước làm cụ thể như sau:

  • Thoa lớp dầu mỏng lên phần da bị đóng vảy của bé
  • Nhẹ nhàng thoa trong khoảng vài phút để dầu phủ đều lớp vảy. Cần lưu ý các điểm mềm để tránh làm tổn thương đầu của bé
  • Đợi 15 phút để dầu ngấm vào lớp da
  • Rửa sạch và vệ sinh mặt và da đầu cho bé

Bạn có thể thực hiện mỗi lần một ngày đối với phương pháp này để đạt hiệu quả cao nhất. Để đảm bảo trẻ không bị dị ứng, bạn nên thử trước trên một vùng da nhỏ để kiểm tra.

Sử dụng bàn chải lông mày

Để không làm tổn thương da bé, bạn nên nhẹ nhàng và chú ý quan sát khi chải lông mày bằng bàn chải. Bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng hoặc bàn chải tóc dành riêng cho bé.

lông mày trẻ sơ sinh có vảy 1
Sử dụng loại bàn chải mềm sẽ giúp bé không bị tổn thương da

Khi chải, bạn cần di chuyển bàn chải theo một hướng, chải từ từ vùng có vảy để loại bỏ chúng. Bạn có thể làm ướt bàn chải hoặc lông mày để chải dễ hơn, hoặc sử dụng sữa tắm để tránh gây trầy xước da của bé. Đối với cách này, bạn nên thực hiện mỗi ngày một lần. Nếu thấy da bé bị đỏ hay xước thì có thể chải 2 – 3 ngày một lần.

Bôi thuốc theo đơn của bác sĩ

Nếu da bé bị bong tróc nghiêm trọng, bạn có thể nhờ đến bác sĩ để kê các loại kem chống nấm, kem chứa Hydrocortison hoặc kem chứa kẽm. Sử dụng các sản phẩm kem thoa theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên môn sẽ giúp da của bé nhanh chóng phục hồi và loại bỏ vảy tốt nhất. Do đó tránh sử dụng tùy tiện để đảm bảo an toàn cho da bé nhé!

Khi nào cần gặp bác sĩ?

lông mày trẻ sơ sinh có vảy 2
Cần đến gặp bác sĩ khi da bị bong tróc nghiêm trọng, gây chảy máu hoặc nhiễm trùng

Đa phần tình trạng lông mày có vảy ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên nếu vùng da trẻ bị bong tróc nghiêm trọng, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ về cách điều trị tốt nhất. Một số biểu hiện như:

  • Phần lông mày và các vùng da bị bong tróc bắt đầu chuyển sang màu đỏ.
  • Vảy trên lông mày lây lan nhiều hơn sang các vùng lân cận
  • Trẻ có dấu hiệu bị nấm tai
  • Trẻ có dấu hiệu nấm miệng
  • Da trẻ bị nứt và chảy máu, nặng hơn nữa là nhiễm trùng da và máu. Dấu hiệu cho thấy bé bị nhiễm trùng là da đỏ lên kèm theo chảy dịch và sốt.

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy là trạng phổ biến và không đáng lo ngại. Trên đây là một số cách mà bạn có thể thực hiện để loại bỏ lớp vảy trên da em bé. Bạn cũng cần chú ý giữ vệ sinh cũng như giúp bé điều trị sớm để tránh nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN