Có thể bạn không biết các công trình xây dựng cũng có giấy bảo hành, giấy bảo hành công trình được xây dựng trên các quy định bảo hành công trình, được xem như một bản cam kết của nhà thầu về trách nhiệm sửa chữa các hư hỏng hay khắc phục các khiếm khuyết xảy ra trong sau một thời gian nhất định sau khi bàn giao công trình.
Khái niệm về công trình xây dựng và nguồn gốc hình thành quy định bảo hành công trình
Công trình xây dựng là sản phẩm được con người tạo ra bằng sức lao động và trí tuệ cũng như bằng rất nhiều nguyên vật liệu để hình thành toàn bộ kết cấu công trình. Tuy nhiên, cho dù công trình có được xây dựng một cách kỹ lưỡng, khoa học bao nhiêu cũng không thể tránh khỏi những lỗi hay sự cố, và trên thực tế có rất nhiều công trình đã gặp phải tình trạng hư hỏng, rạn nứt, xuống cấp chỉ sau một thời gian đưa vào sử dụng, làm ảnh hưởng đến mỹ quan và sự an toàn của người sử dụng.
Vì những nguyên nhân trên nên việc xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức thi công công trình để sửa chữa bảo hành bảo trì các lỗi của công trình xây dựng là điều cần thiết. Các quy định bảo hành công trình cũng được hình để đảm bảo trách nhiệm của bên thi công công trình với chủ công trình.
Các quy định về chủ thể bảo hành công trình và thời gian bảo hành công trình
Quy định về chủ thể bảo hành công trình
Theo quy định thì chủ thể có trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng chính là cá nhân, hay tổ chức như nhà thầu thi công và nhà thầu cung ứng các thiết bị công trình. Cụ thể theo nghị định số 46/2015/NĐ-CP các chủ thể có tham gia vào hoạt động xây dựng công trình xây dựng bao gồm:
- Nhà thầu thi công là bên chịu trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng theo các quy định bảo hành công trình xây dựng bao gồm: khắc phục hay sửa chữa công trình xây dựng sau khi bàn giao công trình cho chủ sở hữu, trong thời gian bảo hành công trình.
- Nhà thầu cung ứng các thiết bị công trình có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu bảo các thiết đã cung ứng cho công trình trong trường hợp thiết bị bị hư hỏng, khiếm khuyết mà lỗi là do nhà thầu cung ứng thiết bị công trình gây ra.
Trong quy định bảo hành công trình xây dựng thì tùy vào mức độ hư hỏng của công trình mà nhà thầu sẽ phải bảo hành sửa chữa lại các phần kết cấu của công trình như: phần khung, tường, cột, dầm, sàn, sân thượng, trần, mái,…vv theo thỏa thuận hợp đồng xây dựng nhà ở đã được hai bên ký kết từ trước.
Quy định về thời gian bảo hành công trình
Thời gian bảo hành công trình xây dựng được xác định bởi các mốc thời gian sau
Thời gian bắt đầu bảo hành công trình
Thời gian bắt đầu bảo hành công trình được tính từ khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng. Thời gian tính bảo hành công trình không nhất thiết là khi nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công trình mà có thể được tính từ khi tổ chức hoàn thành nghiệm thu một phần hạng mục của công trình.
Do công trình có thể có có quy mô lớn với nhiều hạng mục, nên chủ đầu tư có thể nghiệm thu từng phần hoặc nghiệm thu có điều kiện, tuy sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng nhưng về cơ bản không có ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình.
Quy định về thời hạn bảo hành công trình xây dựng
Quy định thời hạn bảo hành các công trình sẽ được chia theo từng cấp và loại công trình bao gồm:
- Thời gian bảo hành công trình cấp 1 và cấp đặc biệt ít nhất là 24 tháng tính từ ngày nghiệm thu công trình
- Thời gian bảo hành công trình cấp 2, 3, 4 là ít nhất 12 tháng tính từ ngày ngày nghiệm thu
- Thời gian bảo hành công trình nhà ở được tính theo quy định đặc thù của Luật Nhà ở
Thời gian hết hạn bảo hành công trình nhà ở
Thời gian bảo hành công trình sẽ được xác định thông qua hợp đồng xây dựng và thi công lắp đặt thiết bị công trình. Khi công trình đã hết thời gian bảo hành các bên cần tiến hành các thủ tục xác nhận hết thời gian bảo hành hay còn gọi là giấy xác nhận hết thời gian bảo hành công trình.
Giấy xác nhận hết thời hạn bảo hành công trình là mẫu biên bản được lập ra để xác nhận hết thời hạn bảo hành công trình và chỉ khi có biên bảo và giấy xác nhận hết bảo hành công trình thì nhà thầu thi công và nhà thầu cung ứng thiết bị mới hoàn thành trách nhiệm với công trình.
Trong biên bản xác nhận hết thời gian bảo hành công trình sẽ có các thông tin như các hạng mục công trình và thành phần của công trình, cũng như chất lượng công trình ở thời điểm hết thời gian bảo hành. Văn bản này chỉ áp dụng khi mọi sai sót, hư hỏng đã được sửa chữa, khắc phục hay chỉ còn những hư hỏng nhỏ không ảnh hưởng đến chất lượng công trình và quan trọng nhất là được sự chấp thuận của hai bên.
Biên bản xác nhận hết thời hạn bản hành phải bằng văn bản đánh máy và có chữ ký, con dấu của các bên thi công và chủ sở hữu công trình.
Trên đây là các quy định bảo hành công trình theo pháp luật hiện hành. Hy vọng rằng những thông tin về quy định trách nhiệm, thời gian bảo hành công trên trên đây sẽ bạn nắm rõ hơn quyền và nghĩa vụ của các bên trong bảo hành công trình xây dựng.