Những mẫu nhà 3 gian 2 chái truyền thống là loại hình kiến trúc cổ của nước ta. Có thể gọi đây là những nét kiến trúc đặc trưng nhất của vùng quê Việt. Nhà 3 gian 2 chái sở hữu vẻ đẹp mộc mạc, tiện nghi, rộng rãi mà rất thoáng mát. Ngày nay vẫn còn được rất nhiều người ưa chuộng mẫu kiến trúc này. Chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về mẫu nhà này để các bạn hiểu hơn về nó nào.
Mẫu nhà 3 gian 2 chái truyền thống nó ra sao?
Những ngôi nhà truyền thống đến thời điểm này gần như còn tồn tại rất ít. Ở những ngôi làng cổ hiện tại như làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội nếu các bạn muốn biết kiến trúc cổ của Việt Nam xưa ra sao thì ở đó vẫn giữ được những nét đẹp ất.
Nhắc đến kiến trúc cổ, các bạn sẽ biết được rằng chúng ta có nhà 3 gian, nhà 3 gian 2 chái và nhà 5 gian 2 chái,…Nhưng phổ biến nhất ở vùng quê Bắc Bộ truyền thống vẫn là nhà 3 gian 2 chái.
Với kiến trúc đơn giản, hài hòa, mẫu nhà 3 gian 2 chái hiện vẫn còn được nhiều người yêu thích và phù hợp với không gian yên bình, có sân vườn, ao cá thư thái vô cùng. Vậy nên, nhiều người khi tuổi già, họ vẫn chọn vùng quê rồi trở về dựng một ngôi nhà 3 gian 2 chái để làm nơi thờ tự, cũng là nơi ở và nghỉ ngơi.
Nhà 3 gian 2 chái hiểu rất đơn giản đó là có 3 gian nhà ở giữa và có thêm 2 đầu hồi để cho ngôi nhà cân xứng, hài hoà diện tích và lại thêm chức năng cho ngôi nhà bằng 2 đầu hồi đó.
Thế nhưng, ngôn ngữ truyền thống không phải giải thích vậy đâu nhé các bạn. Nhà 3 gian chái chỉ là bây giờ miêu tả vậy thôi, theo ngôn ngữ truyền thống nhà 3 gian 2 chái phải là 3 gian 4 mái với 2 mái phụ chính là 2 đầu hồi.
Còn định nghĩa theo công năng sử dụng thì 3 gian 2 chái sẽ sử dụng gian chính giữa là nơi để thờ cúng tổ tiên với bộ đồ thờ, sập thờ,… Tiếp đến 2 bên gian trái phải là có bàn ghế tiếp khách. Còn 2 chái bên trong là phòng ngủ.
Đặc trưng của những mẫu nhà 3 gian 2 chái truyền thống
Mẫu nhà 3 gian 2 chái truyền thống thường xây bằng vật liệu tự có ở mỗi địa phương. Thường nó sẽ bằng gỗ, tre, nứa, đất, lá,…Chỉ những gia đình khá giả mới có gạch, cát, đá, vôi, đất sét và bùn trộn rơm. Cho đến mãi sau này nhà nào có điều kiện hơn sẽ có thêm đá ong và xây bằng mật mía trộn với đất thành hồ và dùng gỗ, ngói làm mái.
Phần kiến trúc ngôi nhà sẽ là mặt tiền dài 15 – 20m tuỳ điều kiện đất của mỗi gia đình nên người ta hay gọi đây nhà nhà ngang. Mỗi gian đều có một cửa vào kể cả hai chái ở bên đều có cửa. Cửa chính luôn là cửa to nhất, rồi các cửa bên thì nhỏ hơn. Phần lòng nhà rộng từ 6 – 7m thì riêng phần hiên nhà chiếm 1 – 1,2m, còn lại bên trong là phần gia đình sử dụng.
Mái nhà trước đây chỉ sử dụng rơm rạ thôi, sau này sẽ có thể ngói đỏ truyền thống hoặc có nhà dùng ngói âm dương nếu họ có điều kiện hơn. Nhưng nhìn chung với sự phát triển theo thời gian thì mái lá có thể chúng ta không còn bắt gặp mà bây giờ toàn là mái ngói đỏ.
Với phần tường của những ngôi nhà này trước kia dùng bằng gỗ chống 4 cây cột rồi đắp đất thành tường. Sau này thì dùng gạch, nhà nào khá giả dùng đá ong. Đến hiện tại, tất cả đã chuyển hết sang dùng gạch và trái xi măng, cát. Vẫn có một số người có điều kiện thì họ dùng toàn bằng đá ong, nhưng chi phí cực kỳ đắt.
Về phần vật lý của ngôi nhà thì nó thông gió tự nhiên, bên trong nhà thoáng rộng nên rất mát. Tường nhà làm bằng đá ong xưa thì cũng rất mát, còn nếu bằng gạch xi măng thì nóng hơn. Tuy nhiên, những ngôi nhà này thường có cây bao quanh nên mùa đông thì ấm áp mà mùa hè thì rất mát.
Nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng kết cấu khung nhà hết sức phức tạp. Nhất là phần cột và mái gỗ phải có độ chính xác rất cao trong từng chi tiết lắp ghép. Kết cấu của một ngôi nhà 3 gian 2 chái sẽ là: Cột nhà, Xà nhà, Câu, kẻ, bẩy,…
Nhà ở thường có kết cấu kẻ truyền hoặc là kết cấu tiền kẻ hậu bẩy. Đây là kết cấu chính được nhiều gia đình sử dụng nó tùy vào số lượng hàng cột trong ngôi nhà. Những nguyên liệu thì vẫn vậy nhưng cách sắp xếp chúng khác nhau tạo cho hệ thống mái nhà khác nhau và chi phí làm cũng khác nhau.
Nhìn tổng quan mẫu nhà 3 gian 2 chái đã thay đổi theo thời gian nhưng về kiểu dáng và kiến trúc nó vẫn giữ như vậy sau bao đời. Ở bài viết này chúng tôi chỉ đưa ra thông tin ít ỏi do thời lượng, hy vọng các bạn có được thêm kiến thức về lối kiến trúc cổ này.