Khi nào có thể chữa tủy răng cho bà bầu?

Bà bầu bị viêm tủy răng nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm và gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vậy khi nào có thể chữa tủy răng cho bà bầu? Cùng đọc và tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Khi nào có thể chữa tủy răng cho bà bầu?

Viêm tủy răng là tình trạng viêm vùng tủy ở răng và những mô bao quanh chân răng. Bệnh này có thể gây ra mãn tính, có hoặc sẽ không có triệu chứng, hồi phục hoặc không hồi phục. Nếu dùng thuốc điều trị tủy khi mang thai, các bác sĩ nha khoa sẽ khuyên sản phụ nên lựa chọn thời gian điều trị là vào 3 tháng của giữa thai kỳ.

Đây là thời điểm thích hợp để chữa tủy răng cho bà bầu vì ở giai đoạn này, thai nhi đã dần ổn định và quen với cơ thể của mẹ. Hơn nữa, sức khỏe của thai phụ cũng tốt hơn so với ở giai đoạn nghén trong 3 tháng đầu của thai kỳ và mệt mỏi nhiều hơn trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Những nguy hiểm khi chữa tủy răng cho bà bầu?

chữa tủy răng cho bà bầu

Tình trạng viêm tủy răng ở bà bầu thường sẽ dễ mắc phải hơn bình thường. Nguyên nhân là do thay đổi Progesterone và Hoocmon Estrogen. Đồng thời sự thiếu hụt Ca do nuôi dưỡng thai nhi khiến răng bị yếu đi. 

Tuy nhiên, nếu viêm tủy răng trở nặng thì sẽ có nguy cơ làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác của răng thì vẫn cần phải được điều trị sớm để không gây ra biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. 

Việc thăm khám trước khi chữa trị bắt buộc phải chụp X – Quang để xác định được tình trạng hư tủy. Những tia bức xạ khi chụp phim có thể khiến sảy thai hoặc làm cho thai nhi chậm phát triển. Tuy nhiên, việc này cũng có thể giải quyết được nhờ vào việc điều chỉnh liều chiếu xạ.

Nguy cơ gây ảnh hưởng thứ 2 nằm ở thuốc tê dùng trong quá trình chữa tủy. Thực tế, loại thuốc tê dùng cho nha khoa là Lidocain – 1 loại thuốc tê tại chỗ nhóm amid hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, vẫn có 1 vài trường hợp hiếm gặp xảy ra gây ra tác dụng phụ với thuốc tê như:

  • Hạ huyết áp, rối loạn tim, đau nhức;
  • Khó thở và suy giảm hô hấp;
  • Hôn mê, co giật cơ và kích động;
  • Gây ngứa hoặc tê đầu lưỡi;
  • Cảm giác buồn nôn.

Có nên chữa tủy răng khi đang mang thai hay không?

Đối với phụ nữ, mang bầu là giai đoạn quan trọng và những quyết định về sức khỏe đều cần được cân nhắc kỹ xem có gây hại tới thai nhi hay không, trong đó có điều trị nha khoa.

Theo những bác sĩ nha khoa và sản khoa, chữa tủy răng cho bà bầu cần được cân nhắc kỹ vì phương pháp điều trị có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. Phụ nữ nên dùng thuốc diệt tủy, thay vì điều trị lấy tủy bởi trong quá trình lấy tủy sẽ dùng thuốc tê gây ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.

Ngoài ra, quá trình chữa tủy răng, bác sĩ có thể yêu cầu việc chụp X-quang răng và điều này được biết là không hề tốt cho thai nhi. Vì thế, tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và bé, bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn xem nên đặt thuốc diệt tủy hay không để có thể đạt hiệu quả điều trị.

Những điều cần lưu ý về chăm sóc răng miệng khi mang thai

chữa tủy răng cho bà bầu 1

Để phòng ngừa những bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm tủy,…khiến mẹ bầu phải điều trị diệt tủy răng, trong thời kỳ mang thai cần lưu ý vấn đề chăm sóc răng miệng như sau:

  • Chải răng cách 2 lần/ngày và súc miệng với nước muối pha loãng sau mỗi bữa ăn.
  • Hạn chế sử dụng tăm nhọn để lấy thức ăn bám ở kẽ răng, nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn.
  • Hạn chế dùng thực phẩm, thức ăn vặt như bánh kẹo ngọt, nhiều tinh bột, đường gây ra sâu răng.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ để kịp thời phát hiện ra và xử lý những vấn đề răng miệng.

Chữa tủy răng khi mang thai cần được xem xét về thời điểm và phương pháp điều trị để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

Tổng kết

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “Khi nào có thể chữa tủy răng cho bà bầu?”. Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại nhiều hữu ích cho tất cả mọi người nói chung và các mẹ bầu nói riêng. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN